Gạo Lứt Và Bệnh Tiểu Đường

2022-12-27 16:38:06

1. Gạo lứt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin khiến glucose trong máu tăng cao. Nếu đường máu tăng cao kéo dài không được kiểm soát cùng một số yếu tố nguy cơ khác sẽ dẫn đến xuất hiện biến chứng ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

Chế độ ăn uống là một trong 3 yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường type 2 bên cạnh chế độ luyện tập và thuốc điều trị. Chế độ ăn giảm lượng tinh bột (carbohydrate) luôn cần được chú ý trong điều trị bệnh đái tháo đường để tránh việc tăng đường huyết sau bữa ăn.

 

Gạo lứt ngày càng được nhiều bệnh nhân đái tháo đường và những người ăn kiêng lựa chọn trong các bữa ăn vì nhiều người tin rằng gạo lứt ít gây tăng đường huyết hơn và bổ dưỡng hơn gạo trắng. Vậy gạo lứt có thực sự tốt cho người bệnh đái tháo đường không? 

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ loại bỏ đi lớp vỏ trấu ngoài cùng. Gạo trắng đã được xay xát và trải qua quá trình tinh chế bỏ đi phần trấu, cám và mầm gạo. Đó là những thành phần giàu dinh dưỡng nhất của gạo. Việc loại bỏ những phần này khiến cho hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ, vitamin và các khoáng chất có trong gạo lại bị giảm xuống.

Cả gạo trắng và gạo lứt đều có lượng calo và tinh bột cao tương tự nhau nên nếu ăn nhiều thì đều có nguy cơ tăng đường huyết và béo phì. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng tổng thể hơn so với gạo trắng, lượng chất xơ cao hơn, các chất chống oxy hóa như mangan, selen, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác như magie, folate.

 

Ăn gạo lứt đã được chứng minh là giúp hỗ trợ hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn tốt hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2.

Những tác dụng này được cho là nhờ chất xơ, tinh bột cháy chậm, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa của gạo lứt cũng như khả năng giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Lactobacillus và Bifidobacterium, có liên quan đến bệnh đái tháo đường và phòng chống béo phì.

Lượng chất xơ trong gạo lứt cao sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Gạo lứt cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn nên sau khi ăn lượng đường trong máu tăng một cách từ từ. Trong khi đó, gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn, sau ăn đường máu tăng nhanh hơn và gạo trắng không giàu dinh dưỡng như gạo lứt.

2. Nên chọn loại gạo lứt nào?


Trên thị trường có nhiều loại gạo lứt bao gồm màu nâu, đỏ, đen. Vậy loại nào thì tốt hơn cho người bệnh đái tháo đường?

Mỗi loại gạo lứt khác nhau sẽ có thành phần dinh dưỡng và ưu điểm khác nhau vì vậy người bệnh nên phối hợp cả 3 loại trên để nhận được dinh dưỡng tối ưu. Cần lưu ý: gạo lứt đen có chỉ số đường huyết thấp hơn những loại khác, tuy nhiên do hạt gạo dẻo, ít nở nên chúng ta thường ăn nhiều hơn lượng cho phép.

3. Bí quyết để ăn cơm gạo lứt ít tăng đường nhất

Nấu cơm gạo lứt cùng với các loại hạt đậu, hạt sen là một bí quyết thông minh mà không phải ai cũng biết. Bằng cách này, chúng ta đã bổ sung thêm nguồn đạm thực vật và một lượng lớn chất xơ giúp làm giảm chỉ số đường huyết của bát cơm gạo lứt, điều này sẽ hạn chế tăng đường huyết sau ăn.

4. Những ai không nên ăn gạo lứt?

Vì giá trị dinh dưỡng của gạo lứt nên bất cứ ai cũng có thể lựa chọn, đặc biệt người bị bệnh đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu, người muốn giảm cân.

Tuy nhiên cần lưu ý, không nên sử dụng gạo lứt trong một số trường hợp sau:

Gạo lứt không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính vì giàu phospho và kali.

Người đang bị rối loạn tiêu hóa, chứng khó tiêu hoặc mới phẫu thuật đường tiêu hóa không nên ăn gạo lứt vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ gây khó tiêu.

5. Lợi ích của gạo lứt với người bệnh tiểu đường

Gạo lứt với thành phần dinh dưỡng cao mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người tiểu đường:

Kiểm soát đường huyết:

Gạo lứt có chỉ số đường huyết trung bình và được tiêu hóa chậm. Vì vậy giúp tránh tình trạng tăng đường huyết một cách đột biến. Nghiên cứu cho thấy tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% so với gạo trắng. Đồng thời, gạo lứt chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ. Giúp giảm đáng kể lượng glucose, giữ đường huyết luôn ở mức ổn định.

Giảm cholesterol xấu:

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và làm tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL).

Tinh dầu trong gạo lứt cũng giúp giảm hàm lượng của LDL. Các nghiên cứu cũng chứng minh khả năng kháng insulin giảm trên những người tiểu đường sử dụng gạo lứt thường xuyên.

Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa:

Gạo lứt chứa một lượng đáng kể các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các tác nhân lạ xâm nhập. Từ đó hạn chế biến chứng viêm, nhiễm trùng ở bệnh tiểu đường. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh và lão hóa.

Hỗ trợ giảm cân ở người tiểu đường týp II:

Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao nên khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và giảm ăn đồ vặt. Ngoài ra chất xơ còn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và chống táo bón. Vì vậy gạo lứt có tác dụng giảm cân cho người tiểu đường bị béo phì.

Để chứng minh cho công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của gạo lứt, Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát với quy mô 200.000 người. Khảo sát chia làm 2 nhóm:

Nhóm người dùng gạo trắng 300g/tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 17%.

Nhóm người dùng gạo lứt 120g/tuần cho kết quả thật bất ngờ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm đến 11%.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có sự xuất hiện của một loại enzym đặc biệt. Nó có công dụng ngăn chặn và ức chế sự phát triển của prolylendopeptidase, hỗ trợ trung ương não bộ hoạt động tốt.

6. Các lưu ý khi ăn gạo lứt của người bệnh tiểu đường

Để gạo lứt phát huy hết công dụng của nó, bạn nên thực hiện theo những lưu ý sau khi sử dụng gạo lứt:

Ăn với số lượng vừa đủ:

Tuy gạo lứt chứa nhiều chất xơ và khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe, nhưng thành phần của nó vẫn chứa tinh bột nên bạn cần ăn với một lượng vừa phải để đảm bảo đường huyết trong ngưỡng an toàn. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn với gạo lứt để đường huyết không bị tăng bất thường.

Ăn chậm, nhai kĩ:

Do gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn do với gạo trắng. Việc làm này cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nên giảm cảm giác thèm ăn.

Phối hợp cùng với các loại thức ăn khác:

Khi ăn cơm gạo lứt, bạn nên ăn cùng các loại thức ăn tốt cho người tiểu đường như thịt đỏ (thịt nạc), cá, rau xanh, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp… 

Kiên trì sử dụng gạo lứt:

Vì gạo lứt cứng và khô hơn so với gạo trắng nên ban đầu bạn sẽ không quen và thấy rất khó ăn. Vậy nên bạn cần phải kiên trì lâu dài và và chịu khó để thấy được tác dụng rõ rệt của loại thực phẩm này.

Đo đường huyết thường xuyên:

Sau mỗi bữa ăn, bạn nên tạo thói quen đo đường huyết để biết lượng đường đang ở mức độ nào, giúp điều chỉnh lượng thức ăn trong những lần tiếp theo, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Như vậy gạo lứt là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường, là nguồn cung cấp tinh bột lành mạnh thay thế cho gạo trắng thông thường. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về tiểu đường ăn gạo lứt, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.


Chia sẻ:

Tin cùng danh mục Xem tất cả >>

5 Cách Đơn Giản Để Thúc Đẩy Tinh Thần Nhân Viên, Nâng Cao Năng Suất Làm Việc

Các nhà quản trị doanh nghiệp thông minh sẽ biết dành thời gian để lo lắng về tinh thần của nhân viên. Họ biết điều này ảnh hưởng rất lờn đối với sự phát triển của công ty. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, các tổ chức có mức độ gắn bó trong nội bộ nhân viên càng cao thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn. Một công ty đứng đầu danh sách 100 công ty tốt nhất để làm việc được bình chọn năm 2019 bởi các nhân viên tại công ty này cho biết: công ty luôn quan tâm đến mỗi nhân viên đồng thời khuyến khích, nâng cao chuyên môn kinh doanh của họ. Tại Tài Vượng Office, chúng tôi đã quan sát thấy mối tương quan chặt chẽ trong các công ty đang phát triển, hoạt động kinh doanh tốt và ban quản lý quan tâm đến tinh thần của nhân viên. Chìa khóa để cải thiện động lực của nhân viên là khen thưởng một công việc được hoàn thành tốt và làm cho nhân viên cảm thấy được quan tâm. Dưới đây là 5 ý tưởng tuyệt vời cho doanh nghiệp cải thiện tinh thần của nhân viên.

Các Tình Trạng Da Thường Gặp Sau Tết Và Cách Khắc Phục

Những thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống trong dịp Tết có thể khiến da gặp phải một số vấn đề như da khô, nổi mụn, không đều màu… Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn lấy lại vẻ ngoài rạng rỡ…

Dân Văn Phòng Nên Làm Gì Để Giữ Dáng Ngày Tết

Việc hấp thụ nhiều món ăn chứa dầu mỡ, nước ngọt, bia rượu, trà sữa,… vào ngày Tết sẽ khiến cân nặng trở nên khó kiểm soát. Đặc biệt là giới văn phòng, nếu không thể kiểm sát cân nặng thì sau khi đi làm lại sẽ không vừa đồng phục và quần áo công sở.  Mặc dù không thể kiềm lòng trước những món ăn hấp dẫn nhưng chúng ta vẫn luôn muốn giữ cân nặng ở mức an toàn. Vậy dân văn phòng nên làm gì để giữ dáng sau Tết?
chatChat zalo chatChat Facebook phoneHotline: 0901 039 388